Giải thích các thuật ngữ VG-AW thường gặp trong dầu thủy lực

Giải thích các thuật ngữ VG-AW thường gặp trong dầu thủy lực

Giải thích các thuật ngữ VG& AW thường gặp trong dầu thủy lực

Giải thích các thuật ngữ VG-AW thường gặp trong dầu thủy lực qua bài viết sau:

giải thích thuật ngữ vg-aw thường gặp trong dầu thủy lực
Dầu thủy lực Power Up

Giải thích các thuật ngữ VG

VG – Viscosity Grade, nghĩa là “Cấp độ nhớt” 

Thuật ngữ này được ISO sử dụng để phân loại độ nhớt của dầu nhờn, sử dụng phổ biến ở dầu công nghiệp nói chung như DẦU THỦY LỰC dầu truyền nhiệt, dầu máy nén khí, dầu bánh răng…

Ví dụ ISO VG …, 15, 22, 32, 46, 68,…, 320, 460,…, 2200, 3200,… Những con số này chính là độ nhớt động học (Kinematic Viscosity) (đơn vị cSt hoặc mm2/s) của dầu ở 40 oC (được phép chênh lệch 10%, ví dụ dầu có độ nhớt động học ở 40 oC từ 61,2 – 74,8 cSt, đều là dầu ISO VG 68).

Như vậy VG (kèm theo con số) chỉ đơn thuần nói lên độ nhớt hoặc độ đặc loãng của dầu chứ không nói lên chất lượng của dầu.

Giải thích các thuật ngữ AW

AW – AntiWear, nghĩa là “Chống mái mòn” Phụ gia này thường có mặt trong rất nhiều loại dầu nhờn (như dầu động cơ, dầu thủy lực, dầu máy nén khí…), đặc biệt phụ gia chống mài mòn là phụ giá quan trọng nhất trong DẦU THỦY LỰC.

Cho nên một số hãng thường đưa “AW” vào trong tên gọi của sản phẩm dầu thủy lực có phụ gia chống mài mòn (để phân biệt với loại không có phụ gia chống mài mòn của mình)

– Nồng độ phụ gia chống mài mòn cũng là yếu tố quyết định chất lượng dầu nhờn (bên cạnh yếu tố dầu gốc: dầu tái chế, dầu khoáng nhóm 1, nhóm 2, dầu bán tổng hợp, dầu gốc tổng hợp (nhóm 3, 4, 5). Trên thị trường thường có các loại sau:

  • Dầu thủy lực không chứa phụ gia chống mài mòn: Loại này thường được phân loại là ISO HH. Loại này thường rất giá rẻ.
  • Nhớt thủy lực chứa phụ gia chống mài mòn nồng độ trung bình: Loại này thường phân loại là ISO HL. Loại này cũng mang cụm từ “AW” nhưng chất lượng trung bình.
  • Dầu thủy lực chứa phụ gia chống mài nồng độ cao nhất: Loại này thường có 2 loại, phân loại là ISO HM và ISO HV. Tất nhiên 2 loại này đi theo cụm từ “AW”, Loại ISO HM chất lượng trung bình đến cao (tùy thuộc vào loại dầu gốc sử dụng)

Loại ISO HV tương tự như loại ISO HM nhưng sử dụng dầu gốc có chỉ số độ nhớt rất cao (có thể dùng dầu khoáng kết hợp với nhiều phụ gia tăng chỉ số độ nhớt hoặc dùng dầu tổng hợp + với ít phụ gia tăng chỉ số độ nhớt hơn)

Hiểu lầm thường gặp liên quan tới “VG” và “AW” đối với dầu thủy lực.

Người sử dụng hoặc người bán hàng, thậm chí một vài nhà sản xuất dùng cụm từ “AW” để nói lên dầu thủy lực có phụ gia chống mài mòn và cụm từ “VG” để nói lên dầu thủy lực không có phụ gia chống mài mòn (in trên tem nhãn).

Điều này gây nên sự hiểu nhầm. Ví dụ hãng A có sản phẩm dầu thủy lực chống mài mòn (ISO HM) nhưng trên tên sản phẩm không có cụm từ “AW” (vì là tên gọi thì thì đặt tùy ý, không nói lên chất lượng), nhưng trên tem nhãn có in “ISO VG 68” ý nói là cấp độ nhớt là 68, nhưng khách hàng cứ nghĩ là loại “VG” mà họ vẫn biết (loại không có phụ gia chống mài mòn), mặc dù trong phần mô tả có nói là “AW” hoặc “AntiWear”.

Như vậy cụm từ “VG” được hiểu là loại không chứa phụ gia chống mài mòn là suy nghĩ “SAI LẦM”, dẫn đến nhiều hiểu lầm trong việc lựa chọn sản phẩm.

Để biết thông tin về giá cũng như cho tiết hơn về sản phẩm của chúng tôi vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DẦU NHỜN NHẬP KHẨU 

CN1: M1-14 tòa nhà Golden King số 15 Nguyễn Lương Bằng, P.Tân Phú, Q7, HCM

CN2: Số nhà 21- Ngách 43, Ngõ 59 Đường Mễ Trì, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: daunhotpowerup@gmail.com
Hotline Miền Nam: 0972.383.334
Hotline Miền Bắc: 0782.65.8888

Leave Comments

0367111666
0367111666